CHÍNH PHỦ
Số:10/2020/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2020
|
NGHỊ ĐỊNH
Quy định về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao
thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày
26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đỗi, bổ sung Điểu 6 và Phụ lục 4 về Danh mục
ngành, nghề đầu tư kỉnh doanh có điểu kiện của Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm
2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải;
Chính phủ ban hành Nghị
định quy định về kỉnh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tồ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Pham vi điều chỉnh
Nghị định này quy định
về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và việc cấp, thu hồi
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; quy định về
công bố bến xe.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng
đổi với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Đon vị
kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, họp tác xã, hộ kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô.
2. Kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn
chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết
định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm
mục đích sinh lợi.
3. Tuyến
cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được
xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến
(điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).
4. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố
định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi
đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm
dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt
động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh.
Trong đó:
a) Tuyến
xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Tuyến
xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai
hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. Kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới
9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và
hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước
chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi và
kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.
7. Kinh doanh vận tải hành khách theo họp đồng không
theo tuyến cố đinh là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện
theo họp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi
là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải
hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe
(bao gồm cả thuê người lái xe).
8. Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy
hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với
người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe)
để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
9. Vận tải trung chuyển hành khách ỉà hoạt động
vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, họp tác xã kinh doanh vận tải hành
khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả
người lái xe) để đón, ừả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị
mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa
bàn địa phương hai đầu tuyến.
10. Trọng
tải thiết kế của xe ô tô là số người và khối lượng hàng hoá tối đa mà xe ô tô
đó được chở theo quy định của nhà sản xuất.
11. Trọng tải được phép chở của xe ô tô là số người và
khối lượng hàng hóa tối đa mà xe ô tô đó được phép chở, nhưng không vượt quá
trọng tải thiết kế của phương tiện, khi hoạt động trên đường bộ theo quy định.
12. Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả
hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
13. Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là công trình thuộc kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải
hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa.
14. Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ người và phương tiện dừng,
nghỉ trong quá trình tham gia giao thông trên đường bộ.
15. Giờ
xuất bến của từng chuyến xe là mốc thời gian để xác định thời điểm xe phải rời
khỏi bến xe khách.
16. Hành
trình chạy xe là đường đi của phương tiện trên một tuyến đường cụ thể, được xác
định bởi điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng, đỗ trên tuyến.
17. Lịch trình chạy xe là thời gian xe chạy kể từ khi xe xuất
phát đến khi kết thúc hành trình, trong đó có xác định mốc thời gian tương ứng
với một số vị trí nhất định trên hành trình chạy xe.
18. Biểu
đồ chạy xe là tổng hợp hành trình, lịch trình chạy xe của các chuyến xe theo
chu kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.
19. Phần mềm ứng
dụng hỗ trợ kết nối vận tải là phần mềm ứng dụng cung cấp giao thức kết nối
giữa đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe với hành khách hoặc người thuê vận tải;
tất cả các hoạt động kết nối diễn ra ừong môi trường số.
20. Trực tiếp
điều hành phương tiện, lái xe là việc tổ chức hoặc cá nhân giao nhiệm vụ cho
lái xe điều khiển phương tiện để thực hiện vận chuyển hành khách, hàng hoá thông
qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc Lệnh vận chuyển hoặc Họp đồng
vận chuyển hoặc Giấy vận tải (Giấy vận chuyển).
Chương II
QUY
ĐỊNH VÈ KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
Điều
4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo
tuyến cố định thi được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 của
Nghị định này.
2. Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại
bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu
vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1
đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết
thúc tại bến xe dưới loại 6.
3. Nội dung
quản lý tuyến
a) Xây dựng,
điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến;
b) Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyến và cập
nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm: Tổng số chuyến xe tối đa
được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xe
liền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác; danh
sách đơn vị đang khai thác tuyến; xây dựng và thông báo điểm dừng đón, trả
khách trên các tuyến;
c) Theo
dõi, tổng họp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến
xe trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.
4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo
tuyến cố định
a) Phải
có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải
có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính
trước của xe;
c) Phải
được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
5. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành
khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYEN” và được dán cố định phía bên phải mặt
trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
6. Quy
định đối với hoạt động tầng cường phương tiện để giải toả hành khách trên tuyến
cố định
a) Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và
các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh
nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống
nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo
cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng họp và ban hành kế hoạch
thực hiện chung;
b) Tăng
cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có
lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn
cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng
cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến
để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo
đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe,
bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh
nghiệp, họp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là
xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYỂN c ồ ĐINH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ
VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.
7. Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành
khách theo tuyến cố định đúng nội dung hợp đồng đã ký kết; kiểm tra việc thực
hiện điều kiện đối với xe
ô tô,
lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển; chỉ cho xe vận chuyển hành khách xuất
bến nếu đủ điều kiện.
8. Trước ngày
01 tháng 7 năm 2020 đối với các bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 và trước ngày
01 tháng 7 năm 2021 đối với các bến xe khách còn lại phải sử dụng phần mềm quản
lý bến xe khách để quản lý hoạt động xe ra, vào bến và cung cấp thông tin (gồm:
tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm
soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến
thực tế) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến về Tổng cục
Đường bộ Việt Nam. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi xe xuất bến doanh
nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố
định thực hiện cung cấp nội đung (gồm: tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã
vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến;
số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển qua phần mềm
của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 5. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
buýt theo tuyến cố định
1. Doanh nghiệp, họp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận
tải bằng ô tô, trong đó có loại hĩnh kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
theo tuyến cố định thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe
buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố.
2. Xe ô tô kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
a) Phải
có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải
có phù hiệu “XE BUÝT” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước
của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
c) Phải có sức chứa từ 17 chỗ trở lên. Vị trí, số
chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt
theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Đối với hoạt động
kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tuyến có hành trình bắt
buộc phải qua cầu có trọng tải cho phép tham gia giao thông từ 05 tấn trở xuống
hoặc trên 50% lộ trình tuyến là đường từ cấp IV trở xuống (hoặc đường bộ đô thị
có mặt cắt ngang từ 07 mét trở xuống) được sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 12
đến dưới 17 chỗ.
3. Nội dung
quản lý tuyến
a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh
mục mạng lưới tuyến, biểu đồ chạy xe trên các tuyến, giá vé (đối với tuyến có
trợ giá) và các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn địa phương;
b) Quy
định và tổ chức đấu thầu, đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng
lưới tuyến;
c) Xây dựng, bảo trì và quản lý kết cấu hạ tầng
phục vụ hoạt động xe buýt; quyết định tiêu chí kỹ thuật, vị trí điểm đâu, điêm
cuôi và điêm dừng của tuyên xe buýt trên địa bàn địa phương;
d) Theo
dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, họp tác xã trên
tuyến; thống kê sản lượng hành khách.
4. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022, doanh nghiệp,
họp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải cung cấp
thông tin (gồm: tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển
kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến) trên Lệnh vận chuyển của từng
chuyến xe thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
5. Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả
khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ
sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung
tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối với các phương thức
vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
Điều 6. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
taxi
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng
taxi
a) Phải
có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước
của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE
TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với
kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 X 20 cm.
Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định
trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 X 30 cm. Trường họp
lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không
phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía
sau xe;
c) Trường họp xe ô tô kinh doanh vận tải hành
khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động ữong một tháng tại địa phương nào
thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thòi gian
hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của
xe.
2. Xe taxi sử
dụng đồng hồ tính tiền
a) Trên
xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định
và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ
tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn
cố
định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đon hoặc phiếu thu
tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trinh;
b) Phiếu
thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải,
biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
3. Xe
taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi
là phần mềm tính tiền)
a) Trên
xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, huỷ chuyến;
b) Tiền cước
chuyến đi được tính theo quãng đường xác đinh ừên bản đồ số;
c) Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy
định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có
tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, họp tác xã kinh doanh vận tải và
phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối
thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe,
hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện
thoại giải quyết phản ánh của hành khách.
4. Kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã
sử dụng phần mềm tính tiền phải gửi (qua phần mềm) hóa đơn điện tử của chuyến
đi cho hành khách, đồng thời gửi về cơ quan Thuế các thông tin của hóa đcrn
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Doanh nghiệp, họp tác xã kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe taxi phải thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép
kinh doanh phương thức tính tiền sử dụng trên xe taxi của đơn vị trước khi thực
hiện kinh doanh vận tải.
6. Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả
khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ
sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thể thao, trung
tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tại đô thị.
Điều 7. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp
đồng
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo
họp đồng
a) Phải
có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính
trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe;
b) Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE
HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau
xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 X 20
cm;
c) Thực
hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.
2. Họp đồng vận chuyển phải được đàm phán và ký
kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả
thuê người lái xe).
3. Đơn vị
kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe
a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê
vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe); chỉ được
đón, trả khách theo đúng địa điểm trong họp đồng vận chuyển đã ký kết;
b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh
sách đính kèm theo họp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không
được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu
tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; không được ấn định hành
trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê
vận tải khác nhau;
c) Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi
lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc
tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh
doanh;
d) Trong
thời gian một tháng, mỗi xe ô tô không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến
của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp, phạm vi trùng lặp được
tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm trên cùng một tuyến phố (một
tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác định điểm đầu, điểm cuối trùng
lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe và
hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
4. Khi
vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định của Luật
giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Mang
theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký
kết (trừ trường họp quy định tại điểm c khoản này);
b) Mang
theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ
trường họp quy định tại điểm c khoản này);
c) Trường
hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung
của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận
tải cung cấp;
d) Lái
xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong
trường hợp thực hiện họp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.
5. Đơn
vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển
hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của họp đồng vận chuyển
theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định này đến Sở
Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua
thư điện tử (Email). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải
hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của
họp đồng vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
6. Đơn
vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh,
sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc
a) Trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh
doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của
hợp đồng theo quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 của Nghị định
này; phải thông báo lại khi có sự thay đổi về hành trình, thời gian vận chuyển
hoặc các điểm dừng đỗ, đón trả khách;
b) Vận chuyển đúng đối tượng (học sinh, sinh
viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc) và không phải thực hiện các
nội dung được quy định tại điểm c, điểm d khoản 3, điểm b, điểm c khoản 4 và khoản
5 Điều này.
7. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ
khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô
vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa
điểm ghi trong hợp đồng.
8. Sở Giao thông vận tải thông báo danh sách các
xe được cấp phù hiệu xe hợp đồng đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp
quản lý.
Điều 8. Kỉnh doanh vận tải khách du lịch bằng xe
ô tô
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch
a) Có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH”
và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm
yết các thông tin trên xe;
b) Phải
được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang trên
kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm tư “XE DU
LỊCH” là 06 X 20 cm;
c) Thực
hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.
2. Họp
đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành phải được đàm phán và ký kết trước khi
thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái
xe).
3. Đơn
vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh du
lịch, lữ hành và lái xe
a) Chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê
vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe; chỉ được đón, trả khách theo đúng địa
điểm trong họp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành đã ký kết;
b) Không được gom khách, đón khách ngoài danh
sách đính kèm theo họp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không
được xác nhận đặt chỗ
cho
từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đổi với từng hành khách
đi xe dưới mọi hình thức;
c) Trường họp sử dụng xe ô tô để vận chuyển khách
du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm trong phạm vi của một
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được đón, trả khách thường xuyên
lặp đi lặp lại hảng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện
hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác
kinh doanh;
d) Trong thời gian một tháng, mỗi xe ô tô kinh
doanh vận tải khách du lịch có điểm đầu và điểm cuối của chuyến đi không nằm
trong phạm vi của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không được thực
hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng
lặp, phạm vi trùng lặp được tính tại một địa điểm hoặc tại nhiều địa điểm nằm
trên cùng một tuyến phố (một tuyến đường), ngõ (hẻm) trong đô thị; việc xác
định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị
giám sát hành trình của xe và hợp đồng vận chuyển đã ký kết.
4. Khi vận chuyển khách du lịch, ngoài các giấy
tờ phải mang theo theo quy định của Luật giao thông đường bộ, lái xe còn phải
thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 4 Điều 7 của Nghị
định này.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách du lịch
trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải thực hiện theo quy định tại
khoản 5 Điều 7 của Nghị định này.
6. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch được
ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch, phục vụ tham quan du
lịch tại sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở
lưu trú du lịch và được hoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao
thông dẫn tới các điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm cung ứng dịch vụ du
lịch theo quy định của chính quyền địa phương.
7. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các
nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng,
xe ô tô vận tải khách du lịch không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi
trong hơp đồng.
8. Sở Giao
thông vận tải thông báo danh sách các xe được cấp biển hiệu xe
ô tô
vận tải khách du lịch đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị kinh
doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý.
Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Kinh
doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ
1.500 ki-lô-gam trở xuống để vận chuyển hàng hóa và người thuê vận tải trả tiền
cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền
trên
xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xe niêm yết chữ “TAXI TẢI”, số
điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.
2. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu
trọng
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng
là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng có kích thước hoặc
trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời;
b) Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu
trọng, lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ)
còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Kinh
doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có
chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con
người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng
nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền
cấp.
4. Kinh
doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc
hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ.
5. Kinh doanh
vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các
hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều
này.
6. Xe ô
tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE
CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải
hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa
thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía
bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin
trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
7. Đơn vị
kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe ô tô
theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
8. Đơn
vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận
chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường. Giấy vận tải (Giấy vận
chuyển) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên
phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn
vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng.
9. Khi
vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng
văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thế hiện nội dung
của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện
theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở
hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
10. Đối
với hoạt động vận chuyển xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự
qua hầm đường bộ áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều này.
11. Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy
hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông
tin tối thiểu gồm: Tên đom vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người
thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số hợp đồng, ngày tháng năm ký
hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe. Từ ngày 01
tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải
hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải
(Giấy vận chuyển) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.
Đỉều
10. Giới hạn trách nhiệm của người kỉnh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi
thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt
1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát,
thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa
người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
2. Trường
hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo phán
quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.
Điều
11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kỉnh doanh
vận tải bằng xe ồ tô
1. Đơn
vị kinh doanh vận tải, bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện quy
trình bảo đảm an toàn giao thông.
2. Quy trình
bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:
a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi,
giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô
và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn
vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong
ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải;
chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành
trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã
kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập
huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi
xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về
an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;
b) Áp dụng đối với đon vị kinh doanh bến xe khách, bến
xe hàng: Kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng
hóa và hành lý của
hành khách trước khi
xuất bến; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong
khu vực bến xe; chế độ báo cáo về an toàn giao thông.
3. Đơn vị
kinh doanh vận tải
a) Sử dụng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải
phải đáp ứng các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 và
khoản 3 Điêu 53, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 55 của Luật giao thông đường
bộ; phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội
tỉnh) và có hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi
xảy ra sự cố trên xe;
b) Không
sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường
cấp V và cấp VI miền núi;
c) Sử dụng lái xe kinh doanh vận tải phải
có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có trọng tải thiết kế từ 30
chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng;
d) Lập, cập nhật đầy đủ các nội dung quy định về
quá trình hoạt động của phương tiện và lái xe thuộc đom vị vào lý lịch phương
tiện, lý lịch hành nghê lái xe. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 việc cập nhật được
thực hiện qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ
Giao thông vận tải.
4. Đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh
doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe
liên tục theo quy định tại khoản 1 Điêu 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian
nghỉ giữa 2 lân lái xe liên tục như sau:
a) Đối
với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;
b) Đối
vói lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô
tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận
tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.
5. Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình bảo
đảm an toàn giao thông ừong hoạt động kinh doanh vận tải băng xe ô tô và lộ
trinh áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe; quy định
nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố
trên xe; hướng dẫn lập, cập nhật lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề lái xe.
Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành
trình của xe
1. Xe
ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe
trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trĩnh của xe ô tô phải tuân
thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt
động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Thiết
bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình,
tốc độ vận hành, thòi gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành
trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của
xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động
của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh
sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về
trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
4. Tổng
cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện ữong thời
gian 03 năm.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì
hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin
theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh
vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các
biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng
GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng
thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết
bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác
định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.
Chương m
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG
XE Ô TÔ
Điều
13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô 1.
Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
a) Phải
thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng họp pháp theo họp đồng thuê phương tiện
bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe
ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc họp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của
pháp luật.
Trường họp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải
có họp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác
xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc
sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và
có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe
hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm
sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
c) Xe
ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá
20 năm (tính từ năm sản xuât);
d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người
lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử
dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ
(kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở
lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng
không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản
xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không
quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly
từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô
kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả
người lái) sử dụng họp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính
từ năm sản xuất).
2. Trước
ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ
09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình
ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham
gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra
giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.
Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối
thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly
đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối
thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500
ki-lô-mét.
Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa
bằng xe ô
tô
1. Xe
ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng họp
pháp theo họp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn
vị
kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng họp tác kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải
có họp đồng dịch vụ giữa thành viên với họp tác xã, trong đó quy định hợp tác
xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc
sở hữu của thành viên hợp tác xã.
2. Trước
ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ,
xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái
xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được
cung câp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép,
bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm
bảo như sau:
a) Tối
thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly
đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối
thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500
ki-lô-mét.
Chương IV
QUY ĐỊNH VÈ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN
Điều 15. Quy định chung về Hợp đồng vận chuyển
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa (bằng văn
bản giấy hoặc điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết họp đồng;
theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý,
hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận
tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.
2. Hợp
đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:
a) Thông
tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số
thuế, người đại diện ký hợp đồng;
b) Thông tin
về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;
c) Thông
tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ,
số điện thoại, mã số thuế (nếu có);
d) Thông tin
về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);
đ) Thông tin về thực hiện họp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và
kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm
đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của
hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận
chuyển);
e) Thông
tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
g) Quy
định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện họp đồng vận chuyển, trong
đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của
bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp
nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm
thực hiện họp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành
khách.
3. Thông
tin tối thiểu của họp đồng vận chuyển hành khách, hàng hóa được sử dụng trong
quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, cung cấp cho lực lượng chức năng có thâm
quyên; cung câp cho cơ quan quản lý giá, cơ quan Thuê, Công an, Thanh tra giao
thông khi có yêu cầu.
Điều 16. Quy định về thực hiện hợp đồng điện tử
1. Hợp
đồng điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định này, pháp luật khác có liên
quan.
2. Đơn vị
kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử
a) Có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách
hoặc người thuê vận tải phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tên hoặc biểu
trưng (logo), số điện thoại để liên hệ trong trường họp khẩn cấp của đan vị kinh
doanh vận tải và các nội dung tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của
Nghị định này;
b) Phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài
khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa
đơn điện tử vê cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
c) Thực
hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử tối thiểu 03 năm.
3. Lái xe kinh doanh vận tải sử dụng họp đồng
điện tử
a) Thực
hiện quy định tại khoản 4 Điều 7 hoặc khoản 4 Điều 8 của Nghị định này;
b) Có
trách nhiệm cung cấp các thông tin của họp đồng điện tử cho lực lượng chức năng
khi có yêu cầu.
4. Người thuê vận tải, hành khách tham gia giao
kết hợp đồng điện tử
a) Sử
dụng thiết bị để truy cập được giao diện phần mềm có thể hiện toàn bộ nội dung
của hợp đồng điện tử;
b) Khi
ký kết hợp đồng điện tử với đơn vị kinh doanh vận tải phải tuân thủ theo quy
định của pháp luật.
Chương V
QUY ĐỊNH VÊ CẤP, THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô
TÔ, PHÙ HIỆU, BIỂN HIỆU; CÔNG BỐ BẾN XE; ĐANG KÝ KHAI THÁC, NGỪNG
HOẠT độNG’,đÌNH CHỉ KHAI THÁC TUYếN
VÂN• TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐINH•
Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô
1. Đơn
vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy
phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh
doanh).
2. Nội dung
Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên và địa
chỉ đơn vị kinh doanh;
b) Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm:
số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
c) Người
đại diện theo pháp luật;
d) Các
hình thức kinh doanh;
đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
3. Cơ
quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh
doanh
1. Hồ
sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh
vận tải bao gồm:
a) Giấy
đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định
này;
b) Bản
sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động
vận tải;
c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành
lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện
về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, họp tác xã kinh doanh vận
tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải
hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách
sử dụng họp đồng điện tử).
2. Hồ sơ đề
nghi cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kỉnh doanh vận tải gồm:
a) Giấy
đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định
này;
b) Bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Hồ
sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh
doanh bao gồm:
a) Giấy
đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu
quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Tài
liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh
quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội
dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).
4. Trường họp
cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị mất hoặc bị hư hỏng, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị
cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
5. Trường
hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng, hồ
sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:
a) Đối với doanh nghiệp, hcrp tác xã kinh doanh
vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; đối với hộ kinh doanh vận
tải thực hiện theo khoản 2 Điều này;
b) Tài
liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi hoặc bị tước
quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh.
Điều
19. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh 1. Thủ tục cấp Giấy phép
kinh doanh:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hơp
hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giây phép kinh doanh thông báo trực
tiêp hoặc băng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm
định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại
Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ
quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ
thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh khi có sự
thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh
doanh bị thu hồi, bị tước quyền sử dụng được thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều này.
3. Thủ
tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép kinh doanh bị
mất, bị hỏng
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề
nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ
sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan
cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo
qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi
đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện
cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II
của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thi cơ quan cấp
Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch
vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra
thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp trên hệ
thống
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh
doanh.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện
tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các
hình thức phù hơp khác theo quy định. Trường họp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại
cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ
sơ cập nhật thông tin của các hô sơ đúng theo quy định vào hệ thông dịch vụ
công trực tuyên của Bộ Giao thông vận tải.
Cơ
quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh
trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
6. Đơn
vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong
các trường hợp sau đây:
a) Cung
cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải
trong thời gian 06 tháng liên tục;
c) Chấm
dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh
doanh vận tải;
d) Sửa
chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và
sau khi truyền dữ liệu.
7. Cơ
quan cấp Giấy phép kinh doanh thu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình cấp
và thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành
quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh;
b) Gửi
quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh cho đcxn vị kinh doanh vận tải và phải
đãng tải thông tin ữên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
c) Báo
cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết
định thu hồi Giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực
hiện;
d) Khi
cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh
doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù
hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời dừng toàn bộ các
hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay
sau khi quyết định có hiệu lực.
8. Đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền
áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bàng
xe ô tô thì phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định
xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi hết thời hạn tước quyền sử dụng, nếu đơn vị
kinh doanh vận tải có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh vận tải thì phải làm
thủ tục để được cấp lại Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 18 của Nghị định này và phải có thêm tài liệu chứng minh việc khăc phục vi
phạm là nguyên nhân bị tước quyền sử dụng.
9. Trong
thời gian đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức
xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng
xe
ô tô thì Sở Giao thông vận tải không thực hiện cấp lại Giấy phép kinh doanh vận
tải và các loại phù hiệu, biển hiệu đối với loại hình kinh doanh đã bị tước
quyền sử dụng.
Điều
20. Quy trình đăng ký, ngừng khai thác tuyến vận tải hành khách cố đinh
1. Căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành
khách cố định "biểu đồ" chạy xe theo tuyến đã công bố, doanh nghiệp,
hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải băng xe ô tô theo loại hình tuyên cô
định được quyên lựa chọn giờ xuất bến và thực hiện đăng ký khai thác tuyến tại
các thời điểm chưa có đơn vị khai thác.
2. Đối
với tuyến mới chưa nằm trong danh mục mạng lưới tuyến đã được cơ quan có thẩm
quyền công bố:
a) Doanh nghiệp, họp tác xã kinh doanh vận tải
xây dựng phương án và thống nhất với bến xe hai đầu tuyến về giờ xe xuất bến
gửi Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để đăng ký khai thác tuyến theo quy
định;
b) Trường họp doanh nghiệp, họp tác xã kỉnh
doanh vận tải với bến xe không thống nhất được giờ xe xuất bến thì Sở Giao
thông vận tải quyết định giờ xe xuất bến trên cơ sở đề xuất của đơn vị vận tải;
c) Sở Giao thông vận tải (nơi đom vị kinh
doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh) cấp phù hiệu cho phương
tiện, cập nhật và bổ sung vào danh mục chi tiết tuyến theo quy định tại điểm a
và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị đinh này và báo cáo về Bộ Giao thông vận tải,
ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét việc cập nhật, bổ sung và công bố danh mục
mạng lưới tuyến theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Hồ sơ đăng
ký khai thác tuyến bao gồm:
a) Đăng
ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này;
b) Bản
sao Biên bản thống nhất giữa bến xe hai đầu tuyển với doanh nghiệp, hợp tác xã
tham gia khai thác tuyến (áp dụng đối với trường họp tuyến mới).
4. Quy
trình đăng ký khai thác tuyến áp dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2021:
a) Doanh
nghiệp, hợp tác xã gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khai thác tuyến về Sở Giao thông vận
tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho đơn vị;
b) Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ
cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo trực
tiếp hoặc bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, hợp tác
xã.
Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo
sửa đổi, bổ sung của Sở Giao thông vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn
thiện và cập nhật đủ hồ sơ. Trường họp quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
thông báo, doanh nghiệp, họp tác xã không hoàn thiện, bô sung đủ hô sơ thì hô
sơ được coi là không hợp lệ, Sở Giao thông vận tải tiếp tục kiểm tra hồ sơ tiếp
theo theo thứ tự thời gian nộp;
c) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên
tỉnh:
Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi Sở
Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để lấy ý kiến.
Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn
bản lấy ý kiến, Sở Giao thông vận tải được xin ý kiến phải có văn bản trả lòi.
Trường hợp có doanh nghiệp, họp tác xã đăng ký khai thác tuyến (trùng tuyến,
trùng giờ), Sở Giao thông vận tải được lấy ý kiến thống nhất với Sở Giao thông
vận tải lấy ý kiến để quyết định theo nguyên tắc doanh nghiệp, họp tác xã nộp
hồ sơ trước được kiểm tra và xử lý hồ sơ trước theo thứ tự thời gian. Hất thời
hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như Sở Giao thông vận tải được
xin ý kiến đã đồng ý.
Trong thời hạn tối đa 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ban hành Thông báo đăng ký khai
thác tuyến thành công (bằng văn bản) gửi doanh nghiệp, họp tác xã, Sở Giao
thông vận tải đầu tuyến bên kia, bến xe hai đầu tuyến để phối họp quản lý theo
mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
d) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội
tỉnh: Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ban hành Thông báo đăng ký khai
thác tuyến thành công (bằng văn bản) gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe hai
đầu tuyến để phối hợp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định
này.
5. Quy trình đăng ký
khai thác tuyến áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã gửi 01 bộ hồ sơ đăng
ký khai thác tuyến về Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho
đơn vị trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải (không
nhận hồ sơ gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý tuyến hoặc hồ sơ gửi qua đường bưu
điện);
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa
đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo trực tiếp
trên hệ thống dịch vụ công nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp, họp
tác xã.
Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo sửa
đổi, bổ sung của Sở Giao thông vận tải, doanh nghiệp, họp tác xã phải hoàn
thiện và cập nhật hồ sơ lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Trường họp quá 02
ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo, doanh nghiệp, hợp tác xã không hoàn
thiện, bô sung đủ hồ sơ thì hồ sơ được coi là không hợp lệ, Sở Giao thông vận
tải tiếp tục kiểm tra hồ sơ tiếp theo theo thứ tự thời gian nộp trên hệ thống
dịch vụ công;
c) Trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao
thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ ban hành Thông báo đăng
ký
khai thác tuyến thành công (bằng văn bản) và trên hệ thống dịch vụ công trực
tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia
(đối với tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh), bến xe hai đầu tuyến để phối
họp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.
Trường hợp có nhiều hồ sơ cùng đăng ký trùng tuyến và trùng giờ
xuất bến, Sở Giao thông vận tải xử lý hồ sơ theo thứ tự thời gian nộp hồ sơ của
doanh nghiệp, hợp tác xã trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến, đơn vị nộp
trước được kiểm tra, xử lý trước.
6. Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công
có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng tham gia khai
thác tuyên hoặc theo hiệu lực của quyết định đình chỉ khai thác tuyến của Sở
Giao thông vận tải. Sau 60 ngày kể từ ngày có Thông báo đăng ký khai thác tuyến
thành công, nếu doanh nghiệp, họp tác xã không thực hiện đưa xe vào khai thác
thì Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công không còn hiệu lực.
7. Doanh
nghiệp, hợp tác xã được ngừng khai thác tuyến hoặc ngừng khai thác một hoặc một
số chuyến xe trên tuyến.
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi thông báo đến Sở
Giao thông vận tải, bên xe hai đâu tuyên và chỉ được phép ngừng hoạt động sau
khi đã niêm yêt tại bến xe hai đầu tuyến tối thiểu 15 ngày;
b) Sở
Giao thông vận tải cập nhật và công bố lại các nội dung theo quy định tại điểm
a và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xây dựng hệ
thống dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với thủ tục đăng ký khai thác tuyến
vận tải hành khách cố định áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
9. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị đình chỉ khai thác tuyến
và phải nộp lại phù hiệu cho cơ quan cấp khi doanh nghiệp, họp tác xã không
hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến trong thời gian 60 ngày liên tục.
10. Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh
ban hành Quyết định đình chỉ khai thác tuyến và gửi cho đơn vị kinh doanh vận
tải, Sở Giao thông vận tải đàu tuyến bên kia, đồng thời đăng tải thông tin trên
Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Điều 21. Công bố bến xe
1. Bấn
xe khách chỉ được đưa vào khai thác sau khi Sở Giao thông vận tải các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương công bố.
2. Bến
xe hàng chỉ được đưa vào khai thác sau khi doanh nghiệp công bố và thông báo
đến Sở Giao thông vận tải địa phương.
3. Công
bố bến xe được thực hiện theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến
xe.
Điều 22. Quy định về
quản lý sử dụng, cấp, cấp lại và thu hồi phù hiệu, biển hiệu
1. Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình
kinh doanh đã được cấp phép và đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Tại
một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu
tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải;
b) Xe ô tô có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận
chuyển công-ten-nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE TẢI” hoặc “XE ĐẦU KÉO”
không được vận chuyển công-ten-nơ;
c) Doanh
nghiệp, họp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở
Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu xe ô tô trung chuyển.
2. Thời hạn
có giá trị của phù hiệu
a) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù
hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị
kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và
không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;
b) Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe
tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tất Nguyên đán có giá trị không
quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc
gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng có giá trị không quá 10 ngày.
3. Kích thước
tối thiểu của các loại phù hiệu là 9 X 10 cm.
4. Hồ sơ đề
nghị cấp phù hiệu phải đảm bảo đủ các thành phần như sau:
a) Giấy
đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này;
b) Bản sao giấy đăng ký xe ô tô hoặc bản sao giấy
hẹn nhận giấy đăng ký xe ô tô của cơ quan cấp đăng ký. Trường hợp phương tiện
không thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải thì xuất trình thêm bản
sao một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ
chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
5. Trình tự, thủ tục cấp phù hiệu
a) Đơn vị kinh doanh vận tải gửi 01 bộ hồ sơ đề
nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh cho
đơn vị. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phù hiệu thông báo
trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong
thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi
nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề
nghị của đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp từ chôi không câp, Sở Giao thông
vận tải trả lời băng văn bản hoặc trả lời thông qua hệ thống dịch vụ công trực
tuyến và nêu rõ lý do.
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật thông tin trên hệ
thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện
kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của xe đáp ứng
đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu.
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại
cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện hoặc hình thức phù họp khác theo quy định.
Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp hoặc qua đường bưu điện,
cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào
hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
Cơ quan cấp thực hiện việc xử lý hồ sơ và cấp phù hiệu trên hệ
thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải;
c) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về Giấy chứng
nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe ô tô để đảm
bảo phương tiện đủ điều kiện kinh doanh vận tải trên hệ thống Đăng kiểm Việt
Nam;
d) Cơ quan cấp kiểm tra thông tin về tình trạng
của phương tiện trên hệ thống dịch vụ công trực tuyển của Bộ Giao thông vận tải
và hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để thực
hiện theo các trường hợp sau:
Trường hợp phưcmg tiện chưa có trên hệ thống thi
thực hiện cấp phù hiệu;
Trường họp phưang tiện
đã có trên hệ thống, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hô sơ thực hiện gửi
thông tin qua hệ thông dịch vụ công trực tuyên đên Sở Giao thông vận tải đang
quản lý phương tiện để đề nghị xác nhận và gỡ bỏ phương tiện khỏi hệ thống.
Trong thời gian 02 ngày lảm việc, Sở Giao thông vận tải nhận được đề nghị phải
trả lời, trường hợp không đồng ý gỡ thông tin của phương tiện phải nêu rõ lý
do. Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu
sau khi phương tiện được gỡ bỏ khỏi hệ thống.
6. Phù hiệu
được cấp lại khi hết hạn, khi bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu
phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải. Hồ sơ, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền cấp lại phù hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều
này. Thời hạn của phù hiệu được cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường họp cấp lại phù hiệu khi hết hạn, đơn vị kinh doanh vận tải được đê nghị
câp lại phù hiệu trong khoảng thời gian 15 ngày tính đên ngày hêt hạn phù hiệu.
7. Phù hiệu được cấp lại khi bị thu hồi hoặc bị tước
quyền sử dụng. Sau khi hết thời hạn bị tước quyền sử dụng hoặc hết thời hạn bị
thu hồi phù hiệu, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng phương tiện tham gia kinh
doanh vận tải thì đơn vị kinh doanh vận tải phải làm thủ tục đê được câp lại
phù hiệu theo quy định. Hô sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại phù hiệu
thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điêu này; trường họp đê nghị câp
lại phù hiệu do bị thu hôi hoặc bị tước quyền sử dụng trong hồ sơ phải có thêm
tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi hoặc bị
tước quyền sử dụng phù hiệu.
8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại
biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch thực hiện theo quy định tại Nghị định
quy định chi tiêt một sô điêu của Luật du lịch; trường họp đề nghị cấp lại biển
hiệu do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng, trong hồ sơ phải có thêm tài
liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi hoặc bị tước
quyền sử dụng biển hiệu.
9. Sở
Giao thông vận tải
a) Thực
hiện cấp phù hiệu, biểu hiệu theo quy định tại Điều này và dán phù hiệu, biểu
hiệu lên xe ô tô;
b) Không thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe
ô tô trong thời gian xe ô tô đó bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hĩnh thức xử
phạt tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu;
c) Gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải
Quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu và phải đăng tải thông tin trên Trang
thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
d) Gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải văn bản
thông báo về việc phù hiệu, biển hiệu hết giá trị sử dụng khi nhận được thông
báo của cơ quan có thẩm quyền về việc tước quyền sử dụng phù hiệu, biển hiệu và
đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
10. Đơn
vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu một trong các trường hợp
sau đây:
a) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với tất cả
phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải khi đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ
quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh
doanh vận tải;
b) Thu hồi phù hiệu, biển hiệu của phương tiện vi phạm
đối với trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của
mỗi phương tiện trong 01 tháng cho thấy có từ 05 lần vi phạm tốc độ/1000 km xe
chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 km/h trở xuống);
c) Thu
hồi phù hiệu của các xe ô tô kinh doanh vận tải theo tuyến cố định khi doanh
nghiệp, hợp tác xã không hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyên trong thời
gian 60 ngày liên tục.
11. Sở Giao thông
vận tải
a) Ban hành
quyết định và thu hồi phù hiệu, biển hiệu do cơ quan mình cấp
đối
với Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại
khoản 10 Điều này;
b) Gửi quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu cho
đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện
tử của Sở Giao thông vận tải;
12. Đơn vị kinh
doanh vận tải
a) Phải
nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định
thu hồi phù hiệu, biển hiệu.
b) Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận
tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt
tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải băng xe ô tô, phù hiệu, biên
hiệu) hoặc bị thu hôi phù hiệu, biển hiệu.
13. Dữ liệu trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình
của xe chỉ sử dụng 01 lần để xác đinh lỗi vi phạm. Dữ liệu được trích xuất từ
hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình
thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
14. Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về mẫu phù hiệu và hướng dẫn tổ chức thực
hiện.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Bộ Giao thông vận tải
1. Thống
nhất quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức xây dựng và công bố danh mục
mạng lưói tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; danh mục các trạm dừng
nghỉ trên quốc lộ; xây dựng phần mềm quản lý tuyến vận tải khách cố định; hướng
dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyển cố định, mẫu
Lệnh vận chuyển; việc kiểm tra thực hiện điều kiện đối với xe ô tô, lái xe và
xác nhận vào Lệnh vận chuyển.
3. Tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Xây dựng hạ tầng
công nghệ và quy định việc kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám
sát hành trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera ừên xe, đăng kiểm, đào
tạo, sát hạch cấp, thu hồi giấy phép lái xe giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
4. Ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về: Thiết bị giám sát hành trình của xe
ô tô; xe buýt; bến
xe, trạm dừng nghỉ đường bộ.
5. Quy định
và hướng dẫn
a) Phần
mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (bao gồm cả quản lý
phương tiện và người lái xe) và dịch vụ công trực tuyên;
b) Cung
cấp, quản lý và sử dụng thông tin của hợp đồng vận chuyển, Giấy vận tải (Giấy
vận chuyển), Lệnh vận chuyển;
c) Cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát
hành trình của xe ô tô; cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera
lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải; cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu của
tuyến cố định từ phần mềm quản lý bến xe khách; phần mềm quản lý tuyến vận tải
hành khách cố định toàn quốc;
d) Niêm
yết các thông tin trên xe ô tô kinh doanh vận tải;
đ)
Tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên
phục vụ trên xe;
e) Việc
xác định điểm đầu, điểm cuối trùng lặp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành
khách theo hợp đồng, du lịch.
6. Chỉ đạo các cơ quan chức năng
a) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
việc thực hiện các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe
ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên
quan;
b) Phối
hợp với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành, địa phương để trao đổi, cung
cấp thông tin về hoạt động vận tải để phục vụ công tác quản lý chuyên ngành.
7. Phối
họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn kinh
phí xây dựng và duy trì hệ thống xử lý dữ liệu phục vụ việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải băng xe ô tô,
trong đó có hệ thông xử lý dữ liệu từ thiêt bị giám sát hành trình của xe ô tô.
8. Quy định
mầu sắc Tem kiểm định phân biệt xe ô tô kinh doanh vận tải.
9. Kết
nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe
ô tô
và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao
thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để phối hợp quản lý.
10. Lập hồ sơ tình Chính phủ để báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc
hội giao Chính phủ quy định về quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô
(không kinh doanh vận tải).
Điều 24. Bộ Công an
1. Kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các
quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định
của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
2. Kết nối, chia sẻ thông tin về xử phạt vi phạm hành
chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho Bộ Giao
thông vận tải để phối họp quản lý.
Điều 25. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich
Phối
hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định điểm dừng, đỗ cho xe du lịch.
Điều 26. Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Chủ
trì thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của Luật tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật.
2. Chủ trì thực hiện hoạt động kiểm định taxi
mét. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức kiểm
định và sử dụng taxi mét theo quy định của pháp luật.
3. Phối
họp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về thiết bị giám sát hành trình.
4. Phối họp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định và hướng dẫn về phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô và dịch vụ công trực tuyến.
Điều 27. Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối
họp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý về sử dụng tần số vô tuyến
điện, hạ tầng thông tin và cước dịch vụ dữ liệu cho thiết bị giám sát hành
trình của xe ô tô và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công
tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn về phần mềm quản lý hoạt động
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ công trực tuyến.
3. Chủ tri,
phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quản lý và hướng
dẫn đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải quy định tại Điều
35 của Nghị định này.
Điều 28. Bộ Y tế
1. Quy định
và hướng dẫn về tiêu chuẩn sức khỏe và cơ sở y tế khám sức khỏe của người điều
khiển xe ô tô kinh doanh vận tải.
2. Chủ
trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các quy định của pháp luật về
khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động trong các đơn vị kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô.
3. Quy
định và hướng dẫn về dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng trên các
phương tiện kinh doanh vận tải.
Điều 29. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Phối họp vói Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực
hiện pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, nghỉ
ngơi của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
2. Phối họp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ, chính sách đối với người khuyết
tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khi sử dụng các dịch vụ vận tải
bằng xe ô tô.
Điều 30. Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn đơn vị cung cấp phần mềm, đơn vị kinh
doanh vận tải để thực hiện hợp đồng điện tử đối với việc cung cấp thông tin
điện tử đảm bảo quản lý chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.
2. Quy định và hướng dẫn việc thực hiện kết nối dữ liệu
hóa đơn điện tử, vé điện tử của các loại hình kinh doanh vận tải hành khách và
hàng hoá bằng xe ô tô, chia sẻ thông tin cho Bộ Giao thông vận tải để phối hợp
quản lý.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và
các bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn kinh phí duy trì hệ thống xử lý dữ
liệu phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị
giám sát hành trinh của xe ô tô.
Điều 31. Bộ Công Thương
1. Quy
định và hướng dẫn về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong lĩnh
vực vận tải.
2. Thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
trong lĩnh vực vận tải.
Điều 32. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các
bộ, ngành có liên quan đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ
để phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị
giám sát hành trình của xe ô tô.
Điều 33. ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực
hiện việc quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý phương
tiện kinh doanh vận tải đảm bảo phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và
thực trạng két cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn.
3. Quy
định cụ thể về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành
khách trên địa bàn địa phương
4. Xây dựng và công bố: Danh mục mạng lưới tuyến
vận tải khách cố định nội tỉnh; mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề;
các điểm dừng đỗ phục vụ cho phương tiện kinh doanh vận tải đón, trả khách trên
địa bàn.
5. Quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt trên địa bàn; phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tuyến xe
buýt đi qua để thống nhất thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 3 Điều 5 của
Nghị định này; thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi mở tuyến xe buýt
có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không.
6. Căn cứ vào
tình hình thực tế tại địa phương để thực hiện:
a) Xây
dựng các vị trí đón, trả khách cho xe taxi, xe buýt theo quy định tại khoản 5
Điều 5, khoản 6 Điều 6 của Nghị định này;
b) Quy định về tiêu chí và tổ chức, quản lý
các vị trí đón, trả khách cho xe hợp đồng, xe du lịch trên địa bàn; xây dựng,
công bố vị trí đón, trả khách cho xe họp đồng, xe du lịch trong khu vực nội
thành, nội thị thuộc các đô thị;
c) Thông
báo vị trí bến xe hàng tại địa bàn;
d) Xây dựng
và quản lý điểm đỗ taxi công cộng trên địa bàn.
7. Chỉ đạo Sở
Giao thông vận tải căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố
định liên tỉnh, nội tỉnh đã được công bố để thông báo trên Trang thông tin điện
tử danh mục chi tiết từng tuyến gồm các thông tin: Ben xe khách nơi đi, bến xe
khách nơi đến, hành trình; tổng số chuyến xe và giờ xuất bến của từng chuyến xe
đã có đơn vị tham gia khai thác, số chuyến xe chưa có đơn vị tham gia khai
thác, thời gian giãn cách giữa các chuyến xe liền kề; công suất bến xe khách
trên địa bàn (công suất theo giờ và theo ngày).
8. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để xác
định và chỉ đạo thực hiện lắp camera giám sát tại các vị trí cố định, tuyến
đường để kiểm soát hoạt động của các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách
trên địa bàn.
9. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành thanh
tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh,
điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và
các quy định pháp luật liên quan khác trên địa bàn địa phương.
Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Thực
hiện quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh của Luật giao thông đường bộ
và các quy định của Nghị định này.
2. Khi hoạt động kinh doanh phải đăng ký mã số thuế với
cơ quan Thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh;
thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định. Thành viên họp tác xã khi tham gia kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải
a) Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm,
tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đây đủ các quyên lợi của người lao
động (bao gôm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về
lao động;
b) Phải đảm
bảo các quyền lọi của hành khách theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn
giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái
xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;
d) Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh
vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có họp đồng hợp tác,
trong nội dung hợp đồng phải thể hiện: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp
điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa, quyết định
giá cước vận tải và các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c
khoản này.
4. ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng phần mềm trong
công tác quản lý phương tiện, quản lý lái xe, lưu trữ hồ sơ, vé điện tử, hóa
đơn điện tử, niêm yết thông tin trên phương tiện, tiếp nhận và xử lý thông tin
phản ánh của hành khách theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô
có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đom vị kinh doanh vận tải
hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các yêu cầu
sau:
a) Ghi,
lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị
định này;
b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được
truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5
phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, lưu trữ
trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp
thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi
truyền;
c) Thực
hiện duy trì hoạt động của camera để đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh liên tục,
không làm gián đoạn theo quy định;
d) Cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho cơ
quan Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh
sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưang), ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông
vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải) để phục vụ công tác
quản lý nhà nước, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của
pháp luật;
đ)
Tuân thủ quy định về an toàn thông tin đối với các thông tin dữ liệu của hành
khách theo quy định pháp luật.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô và pháp luật khác có liên quan của cơ quan có thẩm quyền.
7. Thực
hiện chế độ báo cáo hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị theo quy định.
Điều 35. Đơn vị cung cấp
phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải
1. Đơn
vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (không trực tiếp điều
hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải) phải chấp hành các
quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác
có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Ghi nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng và
chuyển yêu cầu vận chuyển đến đơn vị kinh doanh vận tải đang tham gia trong
phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;
b) Thực hiện vai trò là đơn vị trung gian để xác
nhận thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh vận tải
với khách hàng, trong đó đảm bảo thực hiện đúng giá cước vận tải đã niêm yết
hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết; phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho
đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đảm bảo bảo tuân thủ
theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 của Nghị định này; phần mềm ứng dụng hỗ
trợ kết nối vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng,
kinh doanh vận tải khách du lịch phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;
c) Ghi
nhận đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ của lái xe để thông tin đến
đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh dịch vụ vận tải đã cung cấp;
d) Đảm
bảo an toàn và bảo mật thông tin đối vói các dữ liệu của hành khách, đơn vị
kinh doanh vận tải và lái xe theo quy định pháp luật;
đ) Chỉ được cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận
tải cho đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô; phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu và đảm bảo các quy định về
kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải đối với từng loại hình vận tải theo
quy định. Không cung cấp dịch vụ phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho
đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo họp đồng, kinh doanh vận tải khách du
lịch sử dụng để xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, bán vé hoặc thu
tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức; việc cung cấp dịch vụ
phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải để đom vị vận tải thực hiện ký kết hợp
đồng điện tử phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 và
khoản 2, khoản 3 Điều 8 của Nghị định này;
e) Thực hiện lưu trữ toàn bộ lịch sử các giao
dịch đã thực hiện trên phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải để phục vụ
thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 02 năm;
g) Cung cấp cho cơ quan quản lý danh sách các đơn
vị kinh doanh vận tải, xe ô tô và lái xe của các đơn vị vận tải hợp tác với đơn
vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải hoặc cung cấp tài khoản
truy cập vào phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải cho cơ quan quản lý khi
có yêu cầu;
h) Phải cung cấp cho đon vị kinh doanh vận
tải giao diện và công cụ để thực hiện được việc trực tiếp điều hành phương tiện
và lái xe, đàm phán, quyết định giá cước vận tải với hành khách và người thuê
vận tải trên phần mềm;
i) Phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nổi vận tải phải
đảm bảo chỉ cho phép lái xe thực hiện nhiều thao tác để nhận chuyến khi xe dừng
hoặc khi xe đang di chuyển thì lái xe chỉ phải thao tác một nút bấm để nhận
chuyến xe;
k) Công
bố quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, có hệ thống lưu trữ các khiếu
nại.
2. Trường
họp đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải có thực hiện ít
nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành
phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách,
hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị
định này, các quy định của pháp luật về giao dịch điện
tử, các pháp luật khác
có liên quan và phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại điểm c, điểm d, điểm
e, điểm i, điểm k khoản 1 Điều này.
Chương VII
ĐIÈU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36. Hỉêu lực thỉ hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 4 năm 2020.
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ
quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hết hiệu
lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Các đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy
phép kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải thực
hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại.
3. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài có Giấy phép kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có
hiệu lực, trong đó có ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ được tiếp tục tham
gia hoạt động kinh doanh vận tải.
4. Phù hiệu xe nội bộ đã được cấp
theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính
phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không
còn giá trị sử dụng từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
5. Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù
hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh
doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số
86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và
điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị
và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ khi nghị định
này có hiệu lực thi hành.
6. Quy
định việc chuyển tiếp về cấp và sử dụng phù hiệu, biển hiệu đối với xe ô tô
kinh doanh vận tải
a) Đối
với xe tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo, xe
hợp đồng có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe), xe ô tô vận tải
khách du lịch có sức chứa từ 09 chô trở lên (kê cả người lái xe) đã được câp
phù hiệu hoặc biển hiệu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không
phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại;
b) Đối
với xe họp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe), xe ô tô vận tải
khách du lịch có sức chứa dưới 09. chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù
hiệu hoặc biển hiệu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng
9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo quy định tại Nghị định này và
dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Thời gian thực hiện xong trước
ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Trường họp xe ô tô có
sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (sử dụng phần mềm tính tiền quy
định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này) nếu có nhu cầu thực hiện theo loại hình
xe taxi phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe taxi để hoạt động kinh doanh theo
quy định.
7. Trước ngày
31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại
khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của
Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008.
8. Các
xe ô tô buýt hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa
phù họp với quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Nghị định này được phép hoạt
động đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định.
9. Trước ngày
31 tháng 12 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách đã được cấp phù
hiệu, biển hiệu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9
năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô thì phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ
xe buýt nội tỉnh).
Đỉều 37. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp, cá nhân liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phù;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
Văn phòng Chủ tịch nước;
Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội;
Văn phòng Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối cao;
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Kiểm toán Nhà nước;
ủy
ban Giám sát tài chính Quốc
gia; Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Ngân hàng Phát triển
Việt Nam;
ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP:
BTCN, cácPCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công
báo;
Lưu: VT, CN (2) *10a
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc